Wormhole – 1 dự án crosschain đang vô cùng được quan tâm gần đây bởi đợt phát hành airdrop khổng lồ lên tới gần 700 triệu USD (tại thời điểm viết bài) cho người dùng và việc được niêm yết trên các sàn giao dịch hàng đầu như Binance,… vào ngày 3/4 vừa qua. Vậy Wormhole là gì? Tại sao lại có đợt airdrop “khổng lồ” như thế, cùng Blogcoinft.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Wormhole là gì?
Wormhole là dự án cung cấp các giải pháp cầu nối cho phép chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau hay gọi là cross-chain. Hiện tại dự án đang hỗ trợ hơn 30 chain, trong đó có: Ethereum, Solana, BNB Chain, Polygon, Avalanche, Algorand, Fantom, Karura, Celo, Acala, Aptos, Arbitrum…
Trước đó, Wormhole được biết đến rộng rãi là cầu nối thanh khoản lớn kết nối Ethereum với Solana. Tuy nhiên sau sự sụp đổ của Terra và vụ hack gây thiệt hại lên tới 326 triệu USD thì tưởng chừng như Wormhole đã không còn hi vọng mà sụp đổ theo. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Wormhole vẫn là 1 trong những dự án hàng đầu trong mảng bridge, cross-chain.
Cơ chế hoạt động
Wormhole là một cơ chế giống như các cross-chain bridge thông thường, cho phép người dùng chuyển tài sản từ một blockchain sang một blockchain khác. Quá trình hoạt động như sau:
- Người dùng deposit token từ chain A vào Wormhole.
- Wormhole mint bản wrapped của token đó trên chain B và lock số token tương ứng trên chain A.
- Khi muốn rút tài sản, người dùng gửi wrapped token vào Wormhole.
- Wormhole đốt số token đó và mở khóa token tương ứng trên chain A cho người dùng.
Tuy nhiên, có một lỗ hổng đã được hacker tận dụng để mint wToken trên chain B mà không đảm bảo giá trị bằng bất kỳ loại tài sản nào trên chain B. Điều này đã gây thiệt hại lên tới 326 triệu USD cho dự án. Jump Crypto đã bỏ ra 120000 ETH để cứu dự án và Wormhole đã tổ chức bug bounty để sửa chữa và tiếp tục phát triển dự án.
Tình hình hoạt động của Wormhole
Đến hiện tại, các giao thức sử dụng giải pháp của Wormhole đã xử lý hơn 1 tỷ giao dịch với khối lượng hơn 40 tỷ USD. Hơn 200 dApp từ nhiều blockchain khác nhau đã được xây dựng dựa trên giải pháp của Wormhole. Đồng thời Wormhole còn hỗ trợ lên tới hơn 30 blockchain khác nhau để đa dạng hóa trải nghiệm của người dùng trên bất kì blockchain nào.
Các sản phẩm của Wormhole
Wormhole Messaging
Wormhole Queries
Sản phẩm này giúp người dùng có quyền truy cập tức thì vào dữ liệu trên các chuỗi khối khác nhau, giảm độ trễ và chi phí cho các lệnh gọi trạng thái chuỗi chéo có thể kiểm chứng được.
Wormhole Connect
Wormhole Connect đưa token gốc và token được gói trực tiếp vào ứng dụng của người dùng chỉ với 3 dòng mã. Điều này giúp đơn giá hóa việc kết nối tài sản giữa hơn 30 blockchain khác nhau được Wormhole hỗ trợ.
Wormhole NTT
Với khung mở của NTT, các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo và chuyển token đa chuỗi gốc để duy trì quyền sở hữu và khả năng nâng cấp đối với các hợp đồng token, bất kể chuỗi khối đích.
Điều này giúp tiếp cận được nhiều người dùng hơn, tăng tính thanh khoản và hưởng lợi từ chức năng đa chuỗi độc đáo.
Wormhole Gateway
Điểm đặc biệt của Wormhole
Wormhole cung cấp các tính năng sau:
- Hỗ trợ nhiều blockchain: Wormhole hỗ trợ hầu hết các mạng blockchain phổ biến hiện nay, cho phép người dùng truy cập vào nhiều giao thức DeFi mà không cần đến các giải pháp tập trung.
- Hỗ trợ chuyển NFT giữa các blockchain: Cổng Wormhole NFT cho phép người dùng gửi NFT của họ qua các blockchain khác nhau.
- Xây dựng dApp trên nhiều chain: Wormhole cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dApp muốn phát triển giải pháp cầu nối. Nhờ kiến trúc của Wormhole, các nhà phát triển có thể tiếp cận các ứng dụng từ góc độ thiết kế ưu tiên giao thức.
- Xây dựng các sàn giao dịch phi tập trung hỗ trợ Multichain: Wormhole cho phép các nhà phát triển xây dựng các sàn giao dịch phi tập trung hỗ trợ Multichain, Multichain DAO, dự án Oracle, và nhiều giải pháp khác.
Vụ việc Wormhole bị tấn công
Vào ngày 3/2/2022, cầu nối cross-chain Wormhole đã bị tấn công, dẫn đến mất mát số tiền lên đến 120 nghìn WETH (tương đương khoảng 325 triệu USD vào thời điểm bị hack). Kẻ tấn công khai thác lỗ hổng của Wormhole để phát hành 120 nghìn WETH trên mạng Solana và chuyển tiền qua nhiều đường khác nhau.
Jump Trading đã chi ra hơn 120 nghìn ETH để duy trì hoạt động của Wormhole và bồi thường hoàn toàn thiệt hại cho người dùng.
Vào ngày 25/2/2023, Jump Trading và đội ngũ phát triển dự án Oasis đã tận dụng một lỗ hổng bảo mật của dự án để lấy lại 140 triệu USD từ tay các hacker.
Đợt Airdrop “khổng lồ”
Token W đã chính thức ra mắt vào ngày 3/4 với giá 1,66 USD trên OpenBook (sàn giao dịch phi tập trung có trụ sở tại Solana), đạt tổng vốn hóa thị trường 2,98 tỷ USD khi ra mắt.
Giao thức đã dành 674 triệu token, tương đương 6,75% tổng nguồn cung cho airdrop, tức là giá trị của airdrop là khoảng loanh quanh mức hơn gần 700 triệu USD (tại thời điểm viết bài) cho những người dùng đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện của giao thức.
Hiện đã có danh sách những người đủ điều kiện để nhận airdrop, các bạn có thể check thêm thông tin airdrop của mình tại đây.
Đội ngũ dự án
Wormhole được thành lập bởi Jump Crypto, chi nhánh xây dựng của Jump Trading Group.
CEO – Saeed Badreg có hai năm làm Strategic Partnerships cho Jump Trading trước khi làm CEO cho Wormhole từ tháng 8/2023.
Quỹ đầu tư
- 29/11/2023: Wormhole đã huy động được 225 triệu USD từ các Backers lớn như Coinbase, Multicoin Capital, Jump Trading… (Jump Trading cũng là cái tên đứng sau xây dựng Wormhole).
Thông tin token W
Mã: W
Phát triển trên blockchain: Ethereum, Solana
Loại token: ERC-20, SPL
Contract: 85VBFQZC9TZkfaptBWjvUw7YbZjy52A6mjtPGjstQAmQ (Solana)
Tổng cung: 10,000,000,000 W
Cung lưu thông: 1,800,000,000 W
Phân bổ token
10 tỷ token W sẽ được phân bổ như sau:
Hệ sinh thái & Hỗ trợ phát triển: 31.0% tương đương 3,100,000,000 token W.
Quỹ quản trị: 23.3% tương đương 2,330,000,000 token W.
Cộng đồng & Ra mắt: 17.0% tương đương 1,700,000,000 token W.
Các nhà đóng góp chính: 12.0% tương đương 1,200,000,000 token W.
Các bên tham gia mạng lưới chiến lược: 11.6% tương đương 1,160,000,000 token W.
Node bảo vệ: 5.1% tương đương 510,000,000 token W.